Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Nét đẹp Khăn Piêu dân tộc Thái (ngành Thái đen) tỉnh Điện Biên

Khăn Piêu dân tộc Thái (ngành Thái đen) tỉnh Điện Biên (03/02/2012)

Điện Biên là một tỉnh thuộc miền Tây Bắc Tổ Quốc việt Nam, ngã ba biên  giới của các quốc gia Việt - Trung - Lào. Đây là miền đất biên giới mà mỗi ngọn núi, dòng sông từng chứng kiến bao cảnh loạn lạc, gươm đao, súng đạn, là nơi viết lên bao trang sử đấu tranh bất khuất, nêu cao nhiều tấm gương chiến đấu oai hùng của đồng bào các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam. Đồng thời, mảnh đất miền biên viễn này cũng là nơi sinh sống của cộng đồng 18 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại chứa đựng trong mình vốn truyền thống văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc.     

Trong cộng đồng các dân tộc Điện Biên, Thái là dân tộc có lượng cư dân đông đúc và nền văn hóa mang nhiều sắc thái tiêu biểu, riêng có. Nói đến văn hoá Thái Điện Biên ta không thể không kể đến khăn piêu, một nét văn hoá độc đáo, gắn liền với đời sống hàng ngày của đồng bào Thái đen. Chiếc khăn piêu không chỉ góp phần làm đẹp thêm cho bộ trang phục truyền thống của người Thái mà nó còn chứa đựng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ. Khăn piêu có nhiều loại và có thể phân loại theo cách gọi như Piêu đẳng (gồm có Piêu đẳng 3, piêu đẳng 4, piêu đẳng 5); Piêu cút pụa (gồm có cút pụa 4, cút pụa 6... đến cút pụa 12, tuỳ theo sở thích của mỗi người).   
Về hoa văn cũng có nhiều loại hoa văn, trong đó hoa văn hoa bầu thường được chọn làm hoa văn chủ đạo. Ngoài ra còn có các loại hoa văn như: hoa văn hoa rừng (bók mạy), hoa văn miệng đó chắn cá (ngá xáy), hoa văn cánh guồng quay sợi (kha pia). Ngoài hoa văn chính ra còn nhiều loại hoa văn khác: hoa, lá và hình tượng các loài vật có trong tự nhiên, thêu theo kiểu cách điệu xen lẫn với các hoa văn chính.
Do có nhiều loại khăn piêu, nên chỉ xin giới thiệu đôi nét chủ đạo cách làm truyền thống piêu cút pụa 6 (piêu cút pụa hốk). Khăn thường được làm từ vải sợi tự dệt của dân tộc Thái và được nhuộm màu chàm đen, hai đầu khăn sẽ được thêu hoa văn bằng chỉ màu các loại, qua đó sẽ tạo nên nét đẹp đặc trưng cho hoa văn trên nền vải chàm đen. Mỗi đầu khăn thường làm bốn nhóm đường đẳng, mỗi nhóm có ba cặp đường đẳng (đẳng xam). Ở mỗi đầu cặp đường đẳng phía mép khăn được đính một hoa cút (cút piêu), cút piêu làm bằng vải phin đỏ cắt theo chiều dọc vải (dài, ngắn) tùy theo người làm cút piêu lớn hay nhỏ, chiều rộng gần bằng ngón tay cái để bọc ngoài, lấy sợi trắng chập lại làm lõi khăn, sau đó cuộn đầu dây lại thành hình tròn như hình ngọn cây rau dớn (phắc cút. Hoa cút trên khăn piêu được các cô gái Thái thông minh, khéo léo, cách điệu ngọn cây rau dớn mọc trong tự nhiên thành bông hoa cút đính trên khăn piêu cổ truyền của dân tộc mình. Thường ở giữa hai nhóm đẳng có một đường ngăn cách thêu theo hình chân rết (tin chớ khếp).
Hai góc khăn thêu hình quả trám (mák cưởm), quanh hình quả trám thường thêu chỉ mầu đỏ gọi là “đường đẳng kẻo”. Quanh đường đẳng kẻo thêu chỉ xanh, chỉ vàng gọi là đường chân rết (tin chí khếp). Thường ở giữa các nhóm đẳng thêu hai bông hoa bầu cách điệu, Xen giữa hai bông hoa bầu là các lá bầu cũng thêu theo kiểu cách điệu, bố trí hợp lí, màu sắc hài hoà tạo cho người xem có một cảm giác như nhìn thấy một vườn hoa bầu thu nhỏ hình chữ nhật, xung quanh vườn hoa bầu có hai đường thêu bằng chỉ vàng, đỏ cũng được gọi là đường đẳng kẻo.
Phía bên ngoài của đường đẳng kẻo có thêu một đường chỉ trắng như hình nửa quả núi (mák nhính), nên còn có câu ca được truyền miệng như:
“Bảo vệ vườn bầu
Bốn mùa nở hoa
Rào dậu vững chắc
Núi non che chở.”
Viền ngoài của khăn được may bằng vải đỏ gọi là “Cóp piêu”, quanh cóp piêu được thêu một đường chỉ mầu da cam gọi là đường "táy tin pén", đường diềm của piêu được "Rua" một đường chỉ mầu vàng gọi là “Rua đường quả núi”.
Trước đây, để thêu được một chiếc khăn piêu, các cô gái Thái thường rất vất vả và phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên phải chọn vải. Vải làm khăn piêu là vải trắng thỏi tự dệt với sợi nhỏ, mịn. Chỉ dùng để thêu khăn cũng phải đạt tiêu chuẩn như bằng tơ tằm, sợi đều và to hơn sợi chỉ khâu một chút. Vải làm khăn có khổ vải thường dài một sải.
Sau khi lựa chọn được miếng vải ưng ý sẽ đến công đoạn nhuộm vải. Cách nhuộm vải truyền thống là dùng nước lá chàm tự nhiên. Người Thái lấy lá cây chàm ngâm vào chum nước khoảng 2-3 ngày, tiếp đến là chắt lấy nước, cho vôi vào ngâm và được khuấy lên khuấy xuống thành bọt, để khoảng 3- 4 ngày rồi lấy nước lắng đọng phía dưới chum để nhuộm vải. Khi nhuộm, họ lấy sải vải trắng nhúng vào, nhào lên, nhào xuống cho ngấm nước chàm khoảng 15 - 20 phút rồi mang ra phơi, ngày hôm sau lại đem nhuộm như cũ rồi đem phơi như vậy liên tục khoảng 2- 3 lần. Sau đó lấy củ nâu đem giã nhỏ cho vào nồi đun sôi, để hơi âm ấm, lấy sải vải đã nhuộm chàm ngâm vào, nhào lên nhào xuống khoảng 15- 20 phút đem ra phơi chỗ râm mát sẽ thu được sải vải màu đen nhánh.
Không chỉ nhuộm vải, chỉ dùng để thêu khăn piêu cũng được nhuộm rất công phu. Tương tự như nhuộm vải, màu sắc của chỉ cũng được lấy từ màu sắc của các loại cây cỏ, hoa lá, côn trùng... có từ thiên nhiên. Mỗi màu sắc được lấy từ một loại riêng biệt và trải qua nhiều công đoạn pha chế khác nhau. Kinh nghiệm đó được những người phụ nữ Thái truyền dạy cho nhau qua nhiều thế hệ, tạo nên những cách thức nhuộm chỉ đặc biệt. Chỉ màu xanh được nhuộm từ quả đu đủ xanh nạo nhỏ, vắt lấy nước, nhúng cuộn tơ đã được nhuộm mầu xanh vào, đập nhẹ vài lần (nhúng nước vắt quả đu đủ có tác dụng làm cho sợi tơ trơn và bóng mịn hơn). Chỉ màu đỏ lại được nhuộm từ cánh kiến còn nguyên ấu trùng (chưa làm kén) giã ra đun sôi để hơi ấm, lấy vải lọc lấy nước để nhuộm tơ, còn bã để sử dụng làm việc khác... Chỉ màu tím nhuộm từ lá cây lanh nan (lá cây lanh đồng bào Mông dùng lấy sợi để dệt vải) giã nhỏ đun sôi, để hơi ấm rồi bỏ tơ vào nhuộm. Chỉ màu vàng thì dùng củ nghệ giã nhỏ đun sôi, để hơi ấm; chỉ màu da cam nhuộm từ quả sum pú (loại quả giống chôm chôm nhưng không ăn được) giã nhỏ đun với nước tro bếp. Các loại chỉ trên sau khi ngâm nước nhuộm đều được vớt ra phơi vào chỗ râm mát một thời gian cho nước nhuộm ngấm đều vào chỉ, mang lại màu sắc tự nhiên, khó phai. Riêng chỉ màu trắng là màu nguyên chất của tơ tằm được giữ gìn sạch sẽ.
 Đối với các cô gái Thái, ngay từ lúc còn nhỏ (khoảng 8-10 tuổi) đã được mẹ hướng dẫn cho từng đường kim mũi chỉ, cách pha chế màu sao cho hài hoà, hợp lý. Ngoài học hỏi ở mẹ ra, thiếu nữ Thái còn tự học hỏi từ các bạn, các bà, các cô, thím... Họ tận dụng tất cả thời gian nhàn rỗi để thêu khăn như khi đi chăn trâu, khi vui chơi cùng các bạn. Lớn lên họ thực sự trở thành những thiếu nữ tài hoa. Với đôi bàn tay khéo léo, kinh nghiệm học hỏi được từ những thế hệ đi trước cùng tư duy sáng tạo, các cô gái Thái đã tạo ra những chiếc khăn piêu với đường nét hoa văn độc đáo, thể hiện được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua nét đẹp của các hoa văn được thêu trên khăn piêu. Người Thái có câu:
Khoẳm mứ pin lái
                                    Hai mứ pin búk.
Dịch:
                                    Úp bàn tay thành nụ
                                    Ngửa bàn tay thành bông.
Nét hoa văn trên chiếc khăn piêu không những thể hiện được sự khéo léo, tài hoa của các cô gái Thái mà còn chứa đựng trong đó tính giáo dục sâu sắc được truyền dạy, hướng dẫn trực tiếp từ người mẹ, sự tiếp thu lời hay, ý đẹp cùng tư duy sáng tạo của người con, sự chịu khó tìm hiểu, học hỏi... Thông qua chiếc khăn piêu, người xem có thể đánh giá được người thiếu nữ đã trưởng thành hay chưa, có đảm đang, có nề nếp, có giáo dục, có chăm chỉ hay không. Đó cũng chính là một trong những tiêu chuẩn để chọn nàng dâu của dân tộc Thái.
Khăn piêu không chỉ là một phần trong bộ trang phục mà còn gắn với đời sống người Thái nói chung, người con gái Thái nói riêng trong nhiều khía cạnh. Khăn piêu là vật trang sức tô điểm thêm vẻ mặn mà, xuân sắc cho người con gái Thái. Khi đội khăn, một đầu khăn buông xuống sau lưng, một đầu khăn hất lên trên đỉnh đầu, hai chùm cút pụa buông xuống hai bên má tô thêm vẻ đẹp trên khuôn mặt xinh xắn của các cô gái Thái. Trong đời sống tinh thần và sinh hoạt của người Thái, khăn piêu còn mang nhiều ý nghĩa, giá trị khác nhau, được coi như một món quà, một tín vật hay là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm... Khăn piêu có thể dùng để làm quà tặng bố, mẹ họ hàng nhà chồng khi cô gái chuẩn bị về làm dâu nên có câu:
                                        Piêu cút xí dam da pả
                                     Piêu cút hả dam da lúa.
Dịch
                                     Piêu cút 4 tặng bà bác
                                     Piêu cút 5 tặng bà thím.

Có thể dùng làm vật kỷ niệm kết nối tình duyên giữa các đôi trai, gái hay để tặng người tình, gửi gắm tình cảm của mình vào chiếc khăn cho người mình yêu. Khăn piêu còn được sử dụng trong các ngày hội, múa đêm trăng với những điệu múa “Xoè khăn”, hát giao duyên như Hạn khuống, cùng với những lời ca “Inh lả ơi, sao noọng ơi…” làm xao xuyến lòng người như muốn níu chân khách lạ. Đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái gặp nhau, cùng nhau đua tài, khoe sắc.
Khăn piêu còn để bảo vệ sức khoẻ của con người như đội đầu che nắng của mùa hạ, giá buốt của mùa đông..., đồng thời, khăn piêu cũng là một mặt hàng có giá trị kinh tế cao được trao đổi, buôn bán, làm quà lưu niệm...giúp người dân tăng thêm thu nhập trong cuộc sống.
Trong đời sống tâm linh, khăn piêu được dùng để đặt lễ như Lễ tạ ơn, Lễ cúng ma nhà họ ngoại, sử dụng trong lễ cúng hồn, lễ Xên phắn bẻ (chém cổ dê), lễ “Xên bản, xên mường” (cúng bản, cúng mường)...
Chiếc khăn piêu của dân tộc Thái ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, giá trị tinh thần đối với xã hội nói chung, với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Thái nói riêng... Về giá trị văn hoá, khăn piêu chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, có tính giáo dục con người cao. Trong đời sống tâm linh, khăn piêu còn gắn liền với tín ngưỡng của đồng bào Thái, là vật không thể thiếu trong các nghi thức đặt mâm lễ. Về lĩnh vực kinh tế, từ chiếc khăn piêu có thể mở các làng nghề thủ công, tạo điều kiện cho hàng trăm lao động có công ăn, việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân trong cuộc sống, đóng góp thiết thực cho nền kinh tế xã hội. Do đó, khăn piêu cần phải được bảo tồn và phát huy giá trị.
Ngày nay, điều kiện kinh tế xã hội phát triển, quá trình giao thoa văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại của nhiều sản phẩm thủ công truyền thống trong đó có chiếc khăn piêu của dân tộc Thái. Con em đồng bào các dân tộc thiểu số được đi học đầy đủ nên việc tạo ra một chiếc khăn piêu theo cách làm thủ công truyền thống cũng gần như không còn nữa, thay vào đó là những chiếc khăn piêu được làm từ vải và chỉ mầu công nghiệp. Những chiếc khăn piêu được làm từ vải công nghiệp đã không còn giữ lại được vẻ đẹp mộc mạc truyền thống, sự tinh túy và cái hồn của mình.
Nhằm giữ lại những giá trị thiết thực của khăn piêu, rất cần sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương về vấn đề đầu tư, phát triển làng nghề thủ công truyền thống nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa của các sản phẩm nghề truyền thống cho thế hệ mai sau.
Bài, ảnh: Lò Hoàng
Phòng Di sản Văn hóa

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

NÉT ĐẸP TRONG CHIẾC KHĂN PIÊU CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN ĐIỆN BIÊN

Để hoàn thành một chiếc khăn Piêu các cô gái Thái phải mất ba tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đường nét thích hợp nhất. Khăn Piêu không chỉ có ấn tượng về màu sắc sặc sỡ với những đường nét tinh xảo, tôn vinh vẻ đẹp trên khuôn mặt của người phụ nữ mà còn là một tiêu chí để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người con gái đó.

Hà Văn Trình
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Trang phục là một trong những nét văn hóa độc đáo riêng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta có thể phân biệt hay nhận dạng được tộc người nay với tộc người khác, vùng miền này với vùng miền khác.
Trong trang phục của người Thái đen Điện Biên không thể thiếu đó là chiếc khăn Piêu. Chiếc khăn Piêu của người phụ nữ Thái mang một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo. Theo phát âm tiếng Thái thì không đọc là Piêu, mà đọc là “Piều”. Sau này chúng ta đọc chệch thành “Piêu”.  “Piêu” có nghĩa là “khăn”, Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại được thêu hoa văn bằng chỉ màu sặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm, tùy từng vùng, từng địa phương mà Piêu có những sắc thái riêng của nó. Piêu có tác dụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh... Piêu còn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội, đặc biệt khăn piêu còn dùng trong các điệu múa xòe. Mỗi dịp lễ hội được diễn ra, các chàng trai thường tìm cách tỏ tình với các cô gái thông qua việc cướp khăn Piêu, nếu cô gái đồng ý chàng trai làm bạn của mình thì các cô gái để cho chàng trai cướp khăn Piêu của mình mà không có phản ứng gì. Nếu cô gái không đồng ý thì các cô gái không để cho chàng trai đó cướp khăn Piêu của mình. Ngoài ra, nếu cô gái thích chàng trai nào thì cô gái sẽ tìm lý do để quên, cố tình đánh rơi thậm chí còn tung khăn Piêu về phía chàng trai đó.
Để hoàn thành một chiếc khăn Piêu các cô gái Thái phải mất ba tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đường nét thích hợp nhất. Khăn Piêu không chỉ có ấn tượng về màu sắc sặc sỡ với những đường nét tinh xảo, tôn vinh vẻ đẹp trên khuôn mặt của người phụ nữ mà còn là một tiêu chí để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người con gái đó. Đặc biệt, việc học dệt và học thêu khăn Piêu luôn là bài học vỡ lòng đối với mọi cô gái trong nếp sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Thái. Từ khi còn bé đến lúc trưởng thành người con gái Thái được người mẹ dạy cho cách thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn. Việc học thêu khăn Piêu đối với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của mình để chuẩn bị bước vào đời. Đến năm 15, 16 tuổi thì việc thêu thùa, may vá, dệt vải làm khăn đã được thành thạo và các cô gái phải tự tay làm khăn piêu để chuẩn bị đi lấy chồng, khăn piêu là món quà không thiếu để cô dâu tặng gia đình nhà chồng khi về làm dâu. Bởi vậy Piêu còn là một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá một phụ nữ.  Qua chiếc khăn piêu có thể biết được chủ nhân của nó là người tài hoa, siêng năng, chịu khó, khéo tay hay là người lười nhác, vụng dại đến mức nào.
Khăn Piêu của người Thái không phải trang trí ở toàn bộ diện tích của khăn mà được tập trung đồ án trang trí ở hai đầu. Trước khi thêu các đồ án trang trí ở hai đầu khăn, phụ nữ Thái ghép mảnh vải đỏ làm viền. Các viền đỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn khỏi bị xổ ra, vừa như là giới hạn diện tích trang trí ở đầu khăn. Đường viền vải đỏ bọc ở ba mép đầu khăn rộng khoảng 1 cm. Phụ nữ Thái dùng lối thêu luồn rất khéo léo để hạn chế tới mức tối đa đường chỉ lộ ra ngoài để cho đường viền màu đỏ và nền chàm của khăn liền làm một. Trước khi thêu, chị em làm những chiếc cút để đính vào piêu, có thể làm nhiều cút piêu một lúc rồi dùng dần. Cút piêu được làm từ một mảnh vải đỏ rộng khoảng 1 cm, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại. Cuộn vải tròn được khâu vắt thành một hình tròn rồi quấn dây vải lại theo hình trôn ốc, sau đó được quấn thêm các loại chỉ màu thành các múi trong hình tròn. Đối với các cút piêu đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ có những người thành thạo mới biết làm. Các cút sau khi làm xong được ghép lại rất khéo léo vào đầu piêu. Các loại chỉ màu được sử dụng vừa mang chức năng kỹ thuật, vừa mang giá trị thẩm mỹ. Nhìn vào chiếc cút được dính vào đầu Piêu, ta rất khó đoán nhận ra được đường chỉ khâu ghép các đường trang trí với nhau. Các loại đường thêu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo, có nhiều kiểu: móc xích, chân rết, xương cá...
Các cút Piêu trước hết được đặt trên ba đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn chính bốn góc của khăn, chị em dùng dây làm cút còn dư tết thành hình bông hoa cách điệu. Cút Piêu thường được sắp xếp thành từng chùm lẻ (3, 5, 7 cái) trên các vị trí cách đều nhau ở hai đầu khăn, bởi vậy cút ở trên Piêu bao giờ cũng là cút chùm. Cũng như nhiều vật dụng khác (cúc áo, chắn song cửa sổ, bậc thang nhà sàn...), cút Piêu được thiết kế theo quan niệm số lẻ. Bình thường phụ nữ Thái thường đội Piêu có cút chùm ba, nhưng khi tặng Piêu cho người bậc trên, người mình quý trọng, kính yêu thì tặng loại Piêu có cút chùm năm trở lên....

Sau khi bọc viền và ghép cút Piêu xong, phụ nữ Thái bắt đầu công việc thêu Piêu. Khi thêu những đồ án hoa văn đa dạng lên hai đầu khăn, họ nhìn theo mẫu, song không rập khuôn một cách máy móc. Trong quá trình thêu, họ có thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan của mình. Nét đặc biệt là phụ nữ Thái không thêu Piêu ở mặt phải mà lại thêu từ mặt trái, các hoa văn với đồ án và màu sắc phức tạp lại hiện lên ở mặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng của kỹ thuật và mỹ thuật dân gian tài tình. Piêu được tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhưng cái khó là phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lên chính xác ở mặt phải. Hoa văn Piêu không đơn giản, điểm xuyết mà là một hệ thống đồ án có bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi người phụ nữ Thái phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với hai mặt phải, trái của nó.
Khăn Piêu không chỉ sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày mà còn được dùng trong việc tang lễ. Khăn piêu cong dùng làm vật mang theo cho người chết, và con cháu phải đội khăn piêu trong tang mà. Nó đóng vai trò như là đưa đường chỉ lối cho linh hồn của người chết được siêu thoát lên thiên đàng
Như vậy chiếc khăn Piêu của Người Thái có vị trí rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của họ. Và việc làm khăn Piêu gắn liền với công việc của người phụ nữ Thái để đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ. Vì thế trong dân ca Thái có câu:
"Em xe sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đóa hoa vàng
Người các bản các phường muốn khóc
Đều ước ao được em thêu khăn".

Nét đẹp Nữ sinh lớp 9 giành Giải Nhất Người đẹp Đền Chín Gian

 Trong khuôn khổ các hoạt động diễn ra tại lễ hội đền Chín Gian, tối 23/3 UBND huyện Quế Phong đã tổ chức Cuộc thi Người đẹp Đền Chín Gian. Tham gia có 30 thí sinh đến từ 3 huyện, gồm Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp.
1
Tại Cuộc thi, các thí sinh trải qua 2 vòng thi, gồm trình diễn trang phục dân tộc và trang phục tự chọn
2
Thông qua phần trình diễn trang phục dân tộc, các thí sinh đã làm toát lên vẻ đẹp đặc sắc mang tính truyền thống...
3
và nét độc đáo riêng có về trang phục của đồng bào các dân tộc vùng miền Tây Nghệ An
4
Tiếp đến, tại phần trình diễn trang phục tự chọn, đã thể hiện rõ nét hiện đại, trẻ trung.                                                                  
5
Sau 2 phần thi, 8 thí sinh đã được chọn để bước vào vòng thi thứ 3, phần thi ứng xử. Qua phần thi này đã phần nào cho thấy ngoài sự khéo léo, chịu thương chịu khó, các chị em còn rất thông minh, nhanh nhạy trong ứng xử..
6
Kết thúc cuộc thi, ngoài các giải phụ, giải khuyến khích, BTC đã trao giải Ba cho 3 thí sinh
7
Hai giải Nhì cho 2 thí sinh
7
Thay mặt BTC, đồng chí Lữ Đình Thi- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Quế Phong đã trao giải Nhất cho thí sinh mang số báo danh 30...
jbnvsn
Đó là thí sinh Vi Việt Hà (hiện đang là học sinh lớp 9) đến từ xã Châu Thôn (Quế Phong).
Theo baonghean.vn

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Ngẩn ngơ nét đẹp thiếu nữ Thái miền Tây Nghệ An

Cộng đồng Thái Nghệ An chiếm số đông trong cộng đồng các dân tộc tại miền Tây Nghệ An. Trong nhiều vẻ đẹp Thái, vẻ đẹp của những cô gái được xem là một dấu ấn đặc sắc, để lại những ấn tượng khó quên khi bạn có dịp đến với những huyện vùng cao này. Cùng chiêm ngưỡng và đắm chìm vào nét duyên của những cô gái Thái qua chùm ảnh dưới đây: 
Rất lộng lẫy trong trang phục dân tộc tại hội thi người đẹp Hang Bua
Cuốn hút một cách ma mị trong trang phục truyền thống và những trang sức bạc chế tác thủ công tinh xảo
Đằm thắm dịu dàng
Uyển chuyển trong điệu múa quạt như những nàng tiên...
Nền nã trong
Đẹp nền nã mà vẫn khiến lòng người đắm say ngay cả trong công việc hàng ngày
Rạng rỡ khi đi hội
Vẻ đẹp rực rỡ khi đi hội khiến người khác không thể rời mắt
Đầy trẻ trung, khỏe khoắn
Trẻ trung, đầy sức sống như hơi thở của núi rừng
Và e ấp dịu dàng
Nhưng vẫn có nét duyên e ấp, dịu dàng, thuần khiết...
Cả những đắm say, lãng mạn
Và cả những đắm say, lãng mạn trong khoảnh khắc động lòng người như thế này.
Chùm ảnh: Sách Nguyễn

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Nét đẹp sơn nữ 'nghịch nước' ở thác 7 tầng Nghệ An

Thác 7 tầng nằm trên địa phận khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thuộc xã Hạnh Dịch (Quế Phong). Đây là quần thể thác nước lớn nhất miền Tây xứ Nghệ. Nơi đây không chỉ có dòng thác với những hồ nước đẹp tuyệt vời mà du khách còn được ngắm vẻ đẹp hồn nhiên của những thiếu nữ người Thái thả mình bên dòng thác.
Thác 7 tầng những ngày nắng nóng thực sự là 1 điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Vào ngày nghỉ lễ thác 7 tầng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa. Và nhiều người thích thú khi được nhìn ngắm những thiếu nữ dân tộc Thái đùa vui với dòng nước trong xanh.
Nơi đây không những có dòng thác đẹp với hồ nước trong xanh mà còn hấp dẫn bởi vẻ đẹp hút hồn của những thiếu nữ người Thái.
Giữa đại ngàn Pù Hoạt, những thiếu nữ Thái đã mang đến cho dòng thác một không gian, hình ảnh xao xuyến lạ kỳ.
Những ngày nắng nóng nhiều thiếu nữ người Thái cũng ra đây hòa mình xuống dòng nước mát.
Những thiếu nữ người Thái nô đùa dưới thác nước. 
1 vẻ đẹp hài hòa, tuyệt mĩ.
Hòa mình với thiên nhiên 
Cùng thỏa sức vui đùa cùng dòng suối.
Cùng thỏa sức vui đùa cùng dòng suối.
Nhiều du khách cũng tỏ ra thích thú khi được tắm trên thác 7 tầng.
Nhiều du khách cũng tỏ ra thích thú khi được tắm trên thác 7 tầng.
Thật tuyệt vời khi được hòa mình vào nguồn nước.
Thật tuyệt vời khi được hòa mình vào nguồn nước.
1 du khách muốn thử cảm giác mạnh.
1 nam du khách tìm kiếm cảm giác mạnh bên dòng suối.
Được tắm ở thác 7 tầng quả thực là 1 điều hấp dẫn với tất cả mọi người.
Thác 7 tầng là điểm du lịch lý thú, hấp dẫn mọi người trong mùa hè nóng nực.
 Thọ - Phương - Huệ

Thúy Vi đã có quản lý truyền thông và gửi thư mời họp mặt báo chí



Mới đây, cô nàng 17 tuổi tai tiếng này đã chính thức giới thiệu quản lý truyền thông và quyết họp mặt báo chí.
Sau khi gây ra nhiều tai tiếng và nhận "gạch đá" từ dư luận, thậm chí bị ông trùm chân dài Vũ Khắc Tiệp từ chối thẳng thừng, Thúy Vi vẫn không dập tắt được khát vọng vào showbiz Việt.
Quản lý truyền thông của Thúy Vi 4

Quản lý truyền thông của Thúy Vi đăng ảnh thông báo đã hợp tác cùng cô nàng

Quản lý truyền thông của Thúy Vi 3
Quản lý truyền thông của Thúy Vi 2
Mới đây, cô đã tìm được cho mình một quản lý truyền thông riêng. Ngay sau đó, hotgirl 17 tuổi tung bộ ảnh ngoan hiền để đánh dấu những bước chân đầu tiên tiến vào làng giải trí. Quản lý truyền thông của Thúy Vi bắt đầu lân la làm quen các phóng viên và thư mời họp mặt cô nàng tai tiếng này cũng được gửi đến.
Quản lý truyền thông của Thúy Vi 1
Mail thư mời của họp mặt cùng Thúy Vi do quản lý truyền thông của cô gửi.
Quản lý truyền thông của Thúy Vi 0
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu trong buổi họp mặt này, Thúy Vi sẽ nói gì và cung cấp thông tin về sản phẩm nghệ thuật? Hay chỉ là những lời trần tình sụt sùi, những câu chuyện đậm chất hư ảo do cô nghĩ ra. Và liệu rằng cô gái trẻ lại nghĩ ra chiêu trò gì mới để thu hút sự chú ý của công chúng dưới sự dìu dắt của quản lý truyền thông. Và vị quản lý này có ý định "bám" cô gái trẻ để nổi tiếng hay thật sự muốn giúp Thúy Vi dấn thân vào showbiz?

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Nét đẹp con gái Nghệ An

Con gái Nghệ An nổi tiếng thông minh và có cá tính mạnh mẽ, quyết liệt. Hơn thế, nhiều vùng đất ở xứ Nghệ còn sản sinh ra những 'tuyệt sắc giai nhân' động lòng người. Cùng điểm qua những vùng đất 'địa linh' này:
1. Thái Hoà:
Con gái Thái Hoà
Con gái Thái Hoà có giọng nói và ngoại hình thanh thoát nhưng đầy mạnh mẽ khi yêu.
Thị xã Thái Hoà nằm trên vùng đất Phủ Quỳ vốn xưa nay luôn được biết đến với câu: “Nam Đắk Lắk - Bắc Phủ Quỳ”. Câu thành ngữ này để chỉ sự trù phú, màu mỡ bậc nhất của 2 vùng đất đỏ bazan ở 2 đầu đất nước. Phía Bắc có Phủ Quỳ, phía Nam có Đắk Lắk. Bên cạnh đó, đất Thái Hoà có với di chỉ khảo cổ học Làng Vạc - một trong những cái nôi văn hoá của người Việt cổ. Phải chăng chính điều này đã làm nên những nét đặc sắc riêng dành cho con người trên vùng Tây Nam xứ Nghệ, đặc biệt là những cô gái xinh đẹp của vùng đất Thái Hoà?
2. Quỳ Châu:
Con gái dân tộc Thái Quỳ Châu
Con gái dân tộc Thái Quỳ Châu với vẻ đẹp duyên dáng, kiều mỵ
Cùng thuộc khu vực Tây Nam xứ Nghệ, mảnh đất Quỳ Châu nằm trên địa hình đồi núi có độ cao vừa phải. Quỳ Châu với hệ thống hang động nổi danh như: hang Bua, hang Thẩm Ồm được ghi nhận dấu chỉ của người Việt cổ.  Đất đai ở đây trù mật, với thảm rừng, thực vật, động vật phong phú. Quỳ Châu còn có hệ thống sông suối đa dạng, thời tiết khí hậu mát mẻ quanh năm. Quỳ Châu có 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái.
Con gái Quỳ Châu từ nét đi, đứng luôn thể hiện sự duyên dáng, nhẹ nhàng mà quyến rũ, ấm áp mà thiết tha. Tạo hoá đã ban cho các thiếu nữ mảnh đất này làn da trắng, mái tóc đen, dài và nụ cười gần gũi, thân thiện. Họ còn “hút” đàn ông bằng những bộ trang phục thổ cẩm tinh xảo, ấn tượng, giàu bản sắc văn hoá truyền thống do họ tự dệt lấy.
3. Hưng Nguyên:
Ở khu vực đồng bằng có nhiều đại diện ưu tú cho vẻ đẹp phụ nữ xứ Nghệ. Nổi bật trong đó có con gái Hưng Nguyên. Đất Hưng Nguyên nằm ở khu vực hạ nguồn của dòng sông Lam kỳ vĩ. Đất này bãi bồi màu mỡ, con người chất phác và từ xa xưa Hưng Nguyên đã nổi danh là vùng địa linh nhân kiệt. Hưng Nguyên cũng là nơi có sự giao lưu sớm với thương nhân nước ngoài sau các dấu mốc của lịch sử.
Cô bạn xinh xắn này tên là Nguyễn Thị Hằng, trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Hưng Nguyên, Nghệ An)
Con gái Hưng Nguyên mang vẻ đẹp đằm thắm, kín đáo. Cô bạn xinh xắn này tên là Nguyễn Thị Hằng, trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Hưng Nguyên, Nghệ An)
Con gái Hưng Nguyên mang vẻ đẹp đằm thắm và kín đáo. Đặc biệt Hưng Nguyên nằm giáp ranh thành phố Vinh với sự giao lưu trên nhiều lĩnh vực nên con gái vùng đất này không chỉ xinh đẹp, duyên dáng mà còn có tri thức, trí tuệ sắc sảo. Con gái Hưng Nguyên không cuốn hút người đối diện bởi làn da trắng như nhiều vùng khác mà thường “ru ngủ” họ bằng những nét duyên thầm. Và nữa, trong quan niệm yêu đương, họ luôn luôn:“đã thương thì thương cho chắc  - đã trục trặc thì trục trặc cho luôn”.  
4. Vinh:
Con gái Vinh - Ảnh: Sách Nguyễn
Gái Kẻ Vĩnh đẹp một nét đẹp ý nhị, gợi nhiều hoài mộng... - Ảnh: Sách Nguyễn
Nhiều người ngoại tỉnh khi đánh giá về vẻ đẹp của phụ nữ Nghệ An thường cho rằng: “Gái Vinh là nhất”. Điều này không phải là không có cơ sở. Đô thị Vinh được hình thành từ thuở xa xưa như một trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hoá và không có gì lạ khi tất cả tinh tuý của xứ Nghệ đều tụ hội về đất Kẻ Vĩnh.
Vinh từng được Hoàng đế Quang Trung lựa chọn xây thành Phượng Hoàng với mong muốn dựng kinh đô tại đây. Ngoài ra thành phố này còn nổi danh với Thành cổ, chùa Cần Linh, đền Hồng Sơn, Quang Trung và nhiều công trình tín ngưỡng đại diện tiêu biểu cho nhiều tôn giáo khác nhau.
Miss Vinh
...nhưng cũng có cả nét cuốn hút của sự hiện đại, tự tin. - Ảnh: Sách Nguyễn
Con gái Vinh mang vẻ đẹp hài hoà và cuốn hút. Họ luôn thể hiện cho người khác thấy sự mạnh mẽ, vững vàng trong tính cách, tuy nhiên bạn đừng tin điều đó. Con gái Vinh thực ra khá yếu đuối cho dù luôn thích rõ ràng, trắng đen. Sinh sống tại vùng đất cực kỳ khắc nghiệt, chịu tác động của mưa bão, lũ lụt và sức nóng kinh khủng của gió Lào song con gái Vinh vẫn sở hữu làn da trắng trẻo, mềm mại. Đàn ông các tỉnh phía Bắc thường dễ bị 'mê hoặc' bởi những cô gái của thành phố Bắc miền Trung này.  
Trai làng